Socrates: “Tôi biết rằng Tôi không biết gì cả”

Lời người viết lại: Với tinh thần Give me Truth, Tôi đến với bài gốc như một sự học hỏi và tham khảo, những điều Tôi lược dịch tồn tại trong Sự Thật của Tôi. Tôi không phải là một người chuyên nghiệp về Triết học, không dám đưa ra những lời bàn không thuộc chuyên môn đời thường của Tôi. Mọi tham khảo và ủng hộ vui lòng quay về bài gốc: https://reasonandmeaning.com/2019/11/03/socrates-i-know-that-i-know-nothing/)

I know that I know nothing – Socrates

Một người bạn của Socrates đã hỏi một nhà tiên tri ở Delphi rằng: “Có ai khôn ngoan hơn Socrates không?” và nhận được câu trả lời rằng: “Không có Ai.”
Điều này làm Socrates bối rối bởi Ông đã nói rằng Ông không sở hữu thông tin bí mật hay sự khôn ngoan nào.
Ông quyết tâm chứng minh nhà tiên tri sai lầm bằng cách đi tìm và học hỏi những người được cho là khôn ngoan nhất Athens.
Điều Ông tìm thấy đó là: những nhà thơ thì không biết tại sao những vần thơ của họ lại lay động lòng người, thợ thủ công ngoài việc là bậc thầy của những sản phẩm của mình thì không biết điều gì khác hơn, và những chính trị gia tuy nghĩ rằng họ khôn ngoan, nhưng lại không có kiến thức để hậu thuẫn điều đó.
Gần 2500 năm kể từ khi câu chuyện này được kể, và từ đó đến giờ, bản thân câu chuyện đã có thể đứng riêng một mình nó với rất nhiều sự diễn giải khác nhau.

Tôi biết rằng Tôi không biết gì bởi vì Tôi không thể tin tưởng bộ não của Tôi hoàn toàn”
Liệu rằng bạn có thể chắc chắc 100% nếu mới biết chỉ có một phần thông tin là sự thật? Hãy trả lời câu hỏi này: “Mặt trời có thật không?” Nếu giờ là ban ngày, thì hiển nhiên câu trả lời quá dễ, bạn cứ chỉ thẳng vào và hô to: “Đây nè, Mặt trời có thật!”
Nhưng sau đó, bạn sẽ rơi vào vấn đề hồi quy vô hạn, nghĩa là mọi bằng chứng bạn có, phải được chứng minh bởi một bằng chứng khác, và bằng chứng khác đó lại tiếp tục được chứng minh bằng một bằng chứng khác nữa. Cho đến lúc Bạn bị bí vì không có bằng chứng cho lập luận cuối cùng của mình, thì Bạn làm hỏng toàn bộ những lập luận trước đó bạn đã dựng nên.
Ví dụ: Vì sao bạn biết mặt trời có thật -> Bạn thấy đó -> Vậy sao bạn chắc rằng các giác quan mình nhận thức đó là đúng, ban đêm bạn có thấy đâu? -> Tôi có hình ảnh đấy!!! -> Ở đâu có hình ảnh? -> Vệ tinh chụp đấy -> Bạn có tin chắc rằng hình ảnh đó chính xác không? -> Ơ, nhưng Tôi cảm thấy thế mà, ánh sáng của nó ấm nóng trên tay Tôi này! -> Làm sao Bạn tin mọi giác quan bạn đều là chính xác? -> …một vòng lặp vô cùng cho đến khi Bạn không còn đủ lập luận và cả kiên nhẫn.

“Tôi biết rằng Tôi không biết gì cả, bởi có chắc là chỉ có thế giới vật chất không “
Socrates không để lại văn bản viết mà ta chỉ biết các ý
tưởng của Ông thông qua Plato, do đó, đôi lúc những ý tưởng này có khi lại thuộc về Plato (the theory of forms)
Theo đó, đôi khi Ta cũng không thật sự phân biệt được đâu là “Hình” đâu là “Bóng” trong thế giới vật chất mà Ta đang sống.
Liệu rằng có những Bản chất phi vật chất tồn tại ngoài thế giới vật chất của chúng ta hay không? hay mọi thứ trong không gian chúng ta nhận thức chỉ là sự bắt chước hoặc phóng chiếu theo các hình mẫu mà thôi?

Một cách nghĩ khác về hình mẫu chung là so sánh một chủ thể trong thế giới thực của chúng ta với hình mẫu lý tưởng hoàn hảo của nó.
Ví như bạn có 1 quả táo, quả táo lý tưởng được đưa ra là quả có màu đỏ bóng đẹp, mùi thơm ngát, tươi mới, giòn ngon. Dựa vào đó, mọi quả táo mà bạn mua trong đời cũng sẽ phỏng theo quả táo hoàn hảo có trong tâm trí của Bạn. Những quả táo ấy không phải là quả táo hoàn hảo ban đầu, nó chỉ là những hình bóng phản chiếu lại của quả táo hoàn hảo mà bạn đã nghĩ trước đó.
Nếu như vậy, rõ ràng điều này có một hạn chế lớn, bạn không bao giờ có thể biết hình dạng lý tưởng của quả táo thật sự là như thế nào, điều bạn có thể làm là nghĩ về một quả táo theo bạn là hoàn hảo và cố gắng bám sát ý tưởng đó càng nhiều càng tốt.
Chúng ta cũng đã và đang áp dụng rất nhiều lý tưởng khác cho các mối quan hệ của chúng ta trong đời sống, các hình mẫu đẹp – lý tưởng trong đời mà Ta theo đuổi.
Quay trở lại diễn dịch ban đầu, Tôi sẽ không bao giờ biết chắc lý tưởng trông như thế nào, Tôi chỉ biết hình thức vật lý nhưng Tôi không biết gì về thực tại hoàn toàn của các hình mẫu đó.

Tôi biết rằng Tôi không biết gì bởi các thông tin có thể không còn chắc đúng”
Một cách hiểu đơn giản hơn là bạn không bao giờ có thể chắc chắn một phần thông tin có còn đúng hay không. Quan điểm “Tôi biết Tôi không biết gì” trở thành phương châm ngăn ngừa Bạn đưa ra phán đoán vội vàng dựa trên thông tin không đầy đủ hoặc có khả năng sai lệch.
Ví dụ: Tranh luận về màu xanh lá cây theo trường phái Pyrrhonism (không thể khám phá sự thật trừ những điều hiển nhiên)
Động vật có thể cảm nhận màu này theo cách khác
Một người nào đó cảm nhận màu này khác bởi bị mù màu hay bị chóa màu…
Một người chẳng phải triết gia sẽ chỉ nói “Nó đúng là màu xanh lá cây chết tiệt, bạn cần gì thêm nữa hả? Kết thúc vấn đề đi!”
Điều làm nên sự khác biệt ở đây chính là: thay vì chỉ xác định đó là màu xanh lá cây, họ sẽ nói rằng “Vâng, đây là một màu, nhưng Tôi không chắc, do vậy Tôi không muốn nói”
Lối suy nghĩ này được cho là Tạm ngừng phán xét, sau đó sẽ dẫn đến trạng thái tinh thần là Sự Yên Tĩnh (ataraxia)
Do vậy, Pyrrhonist đã chọn cách tạm dừng phát đoán cho mọi vấn đề không phải là điều hiển nhiên với hy vọng rằng họ sẽ đạt được hạnh phúc thật sự. Với họ, “Tôi biết rằng Tôi không biết gì” nghĩa là “Sự thật không thể được khám phá hoàn toàn”.

Tôi biết rằng Tôi không biết gì cả – sự khiêm tốn
Socrates sống trong một thế giới đang tích lũy một số vốn kiến thức hạn chế. Theo Ông, kiến thức hay thông tin mà Ông có đều có khả năng không đáng kể (hoặc hoàn toàn sai) so với lượng kiến thức được khám phá.

***
Vẫn còn những diễn giải tiếp theo của Câu nói nổi tiếng này, càng nghiệm về Nó, càng thấy chân trời tri thức rộng mở, vượt ra khỏi bài mà người viết đã tham khảo và dịch,
Vì thế, câu chuyện này không có hồi kết, Nó chỉ đợi mỗi người đọc viết ra những đoạn tiếp theo…

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s