Karma – Luật của Nghiệp và Cuộc sống

Cuộc đời không phải được tiền định như nhiều người nghĩ, thay vào đó, chúng ta tạo ra định mệnh bởi những hành động của chính mình (Nghiệp – Karma).

Nghiệp là những hành động của chúng ta, những gì ta hành động bằng các giác quan cơ thể, thậm chí là những gì chúng ta nghĩ trong tâm trí. Suy nghĩ ta thế nào thì ta hành động thế ấy. Những suy nghĩ chính là nguồn cơn của hành động. Nghiệp cũng được hiểu như là một vòng lặp của hành động và phản hồi.

Tại sao Tôi lại ở đây? Tại sao Tôi lại sinh ra ở gia đình này? Tại sao Cô ấy đẹp còn Tôi thì hơi “xí muội” vậy? Tại sao người ta thành công xuất sắc? Tại sao có người cực giàu trong khi người nghèo nhiều vô kể, chưa kể còn thiếu ăn thiếu mặc? Tại sao anh ấy lại đối xử với tôi như vậy? Tại sao thế này, tại sao thế kia? Có phải thượng đế đã ban cuộc đời cho mọi người không?

Những câu trả lời nằm trong một chân lý vĩnh hằng – đó là Luật của Nghiệp hay còn gọi là Triết lý của Nghiệp – không ai có thể thoát khỏi cái quả Nghiệp của mình. Nếu không ở kiếp sinh này, thì là kiếp sinh kế tiếp, Linh hồn vẫn và sẽ phải nhận trái quả của nghiệp do Mình tạo ra.
Phụ thuộc vào nghiệp tốt hay nghiệp xấu của hành động và suy nghĩ mà linh hồn đó sẽ thưởng thức hay chịu đựng trong cuộc sống này hay kiếp sinh tiếp theo. Không có sự kết thúc! Linh hồn chúng ta đang trên một hành trình vô hạn và sẽ nhận kiếp sinh kế tiếp dựa vào nghiệp mà chúng ta đã tạo ra trong cuộc đời này.

What goes around comes back around
thành ngữ : gieo gì gặt nấy – gieo gió gặt bão – ở hiền gặp lành

Luật của Nghiệp là không thể phá vỡ. Vì vậy, mọi người đều phải hành động có ý thức. Chúng ta phải có kiến thức đúng đắn về hành động tốt và hành động xấu.

Những hành động được thực hiện với một ý định trong sáng, trước hết mang lại lợi ích cho bản thân và nó mang lại lợi ích cho người khác, mang lại hạnh phúc cho thế giới, và làm thượng đế cũng hài lòng thì chắc chắn là những hành động chân chính. Nghiệp chân chính bắt đầu với lối sống thuộc về tự nhiên của cuộc sống, sự thanh khiết của bản chất ban đầu chính là nguồn gốc của mọi đức hạnh.
Nếu ai đó đem lại nỗi buồn cho bản thân hay người khác hoặc thậm chí nếu anh ta làm ô nhiễm bầu không khí bằng những suy nghĩ tiêu cực, anh ấy đang làm hành động trái ngược với bản chất của linh hồn – thanh khiết, bình an và hạnh phúc.
Vì vậy, câu chuyện Nghiệp của một Linh hồn chính là: “Tôi phải có những nghiệp đúng đắn vì lợi ích của Tôi và điều này không phải để biểu diễn cho bất cứ ai bên cạnh Tôi”

Mọi hành động của con người đều có một khía cạnh đạo đức. Nếu hành động nhất định của một người là tốt về góc độ đạo đức thì cuối cùng người đó sẽ nhận được lợi ích. Còn nếu góc độ hành động của anh ta là xấu thì anh ấy sẽ phải chịu thiệt hại. Đó là cách của thế giới chúng ta vận hành. Mọi người (mọi linh hồn) đều hiểu điều gì là đúng về mặt luân lý và điều gì là sai.
Nếu một người hành động dưới sự thù ghét, giận dữ, dối trá, phán xét, tham lam, cái tôi giả tạo, thiên vị, dục vọng và những hành động bị ảnh hưởng bởi ý thức cơ thể (không còn ý thức chính mình – linh hồn), thì hành động của anh ấy là tồi hoặc là tiêu cực.
Ngược lại, nếu một người có sự phân định cân bằng, tâm trí vững vàng, tinh thần bình an và hành động với tình yêu thương, công bằng, cảm thông, khiêm tốn và có những hành động thuộc về ý thức linh hồn thì hành động của anh ấy là tốt đẹp, bởi vì những hành động đó thúc đẩy sự hòa hợp, bình an, thống nhất và hạnh phúc.

Mọi hành động đều bắt đầu từ Suy nghĩ. Linh hồn con người được ban tặng một món quà cực kỳ mạnh mẽ đó chính là sức mạnh suy nghĩ. Suy nghĩ được hình thành từ ý thức của bạn, hình thành thái độ của bạn và rồi thiết kế cuộc đời của bạn. Chúng ta cần phải hiểu suy nghĩ quan trọng thế nào. Mọi sự sáng tạo của con người mà chúng ta nhìn thấy trên thế giới chính là từ những suy nghĩ mạnh mẽ trong tâm trí con người đem đến.
Chất lượng suy nghĩ của chúng ta thiết kế thế giới của chúng ta. Suy nghĩ được sinh ra từ kiến thức “thật sự” của chúng ta, hệ thống niềm tin gốc rễ của chúng ta. Một người có một kiểu kiến thức nhất định luôn tạo ra những suy nghĩ hài hòa với kiểu kiến thức đó. Tương tự, một người khi thấm nhuần những kiến thức linh hồn sẽ có thể tạo ra những suy nghĩ thanh khiết, mạnh mẽ hòa hợp với bản chất thật sự của anh ấy.

Chất lượng của suy nghĩ quyết định chất lượng của Nghiệp. Nghiệp lần lượt hồi đáp lại với chúng ta trong tương lai. Vì vậy suy nghĩ chân chính dựa trên kiến thức về chân lý, nền tảng của những mối quan hệ đẹp và lâu dài, và có một cuộc đời bình an và mãn nguyện.

One thought on “Karma – Luật của Nghiệp và Cuộc sống

  1. Hôm nay, Mình góp nhặt một câu chuyện ở Quán Văn. Một vòng chu kỳ của sự sống, luật của Nghiệp luôn hiện hữu
    GIÁ TRỊ CỦA VỎ SÒ
    Một cậu bé trạc 5, 6 tuổi dắt tay em gái dạo chơi dọc theo những kios bán hàng bên bờ biển. Bỗng nhiên, bé gái ghì tay anh trai chậm lại. Khi cậu quay lại, thì thấy em gái mình đang nhìn qua tủ kính của một tiệm đồ chơi.
    Cậu bé lại gần và thấy em mình đang say mê ngắm một con búp bê tóc vàng dễ thương trong tủ kính. Cậu bé hỏi: “Em thích con búp bê đó à?”.
    Bé gái quay lại cười thích thú: “Vâng, em thích lắm!”
    Như cách của một người anh, cậu bé nắm tay em gái kéo tuột vào cửa tiệm. Cậu với tay lấy con búp bê trên kệ và đưa cho em gái mình. Cô bé nhảy cẫng lên ôm chặt con búp bê vào lòng vô cùng sung sướng.
    Ông chủ tiệm nãy giờ vẫn nhìn 2 đứa trẻ từ lúc đầu, ông mỉm cười trước sự ngây ngô dễ thương của chúng.
    Cậu bé mạnh dạn đến trước quầy tính tiền hỏi: “Con búp bê giá bao nhiêu vậy hở bác?”
    Ông chủ tiệm cười hỏi lại cậu bé: “Vậy cháu mua được bao nhiêu?”
    Cậu bé móc hết trong túi, và xòe 2 tay đưa ông tất cả những vỏ sò mà cậu và em gái đã nhặt được trên bãi cát sáng nay.
    Ông chủ tiệm nhận đống vỏ sò, và ông bắt đầu cầm lên đếm như đang đếm tiền vậy. Một lúc sau, ông ngừng lại và nhìn cậu bé.
    Cậu bé lo lắng hỏi ông: “Có phải không đủ phải không bác?”
    Ông chủ tiệm cười vui vẻ nói: “Oh, không phải. Còn dư nữa là đàng khác. Để bác thối lại cho con nhé”. Rồi ông lựa lấy 4 vỏ sò, còn bao nhiêu trả lại cho cậu bé.
    Cậu bé vui mừng cười sung sướng, rồi nắm tay em gái bước ra cửa. Ông chủ nhìn theo 2 đứa trẻ với ánh mắt đong đầy yêu thương.
    Người nhân viên quét dọn trong tiệm ngạc nhiên nhìn ông hỏi: “Sao ông lại đổi con búp bê xinh đẹp như vậy chỉ để lấy những vỏ sò?”.
    Ông chủ mỉm cười trả lời: “Đối với chúng ta, đây chỉ là những vỏ sò. Nhưng đối với 2 đứa bé khi nãy, chúng là cả một kho tàng. Bây giờ bọn trẻ chưa đủ nhận thức về tiền bạc, nhưng khi lớn lên chúng sẽ hiểu được điều đó.”.
    Ông quay sang nói tiếp: “Rồi sẽ có một ngày, cậu bé sẽ nhớ là mình đã từng mua được con búp bê chỉ bằng những vỏ sò ở đây. Điều này sẽ khiến cậu bé cảm thấy thế giới này đầy những người tốt. Chúng ta chỉ mất một con búp bê, nhưng xã hội mai này sẽ có được một con người tốt bụng và tràn đầy lòng nhân ái. Để có được như vậy, một con búp bê vẫn là quá rẻ mà phải không?”.
    Bạn, những việc tốt hay xấu bạn làm rồi sẽ quay trở lại. Không phải như cách bạn muốn, cũng không phải theo cách bạn hiểu. Nhưng chắc chắn nó sẽ trở lại …
    Austin, 2/13/2017
    Thằng Bờm

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s